KDE Localization/vi/styleguide: Difference between revisions
< KDE Localization | vi
(Add a special case of abbreviation) |
|||
Line 39: | Line 39: | ||
: Ví dụ: <strong>U</strong>niform <strong>R</strong>esource <strong>L</strong>ocator (URL) | : Ví dụ: <strong>U</strong>niform <strong>R</strong>esource <strong>L</strong>ocator (URL) | ||
:: Dịch: Mã định vị tài nguyên thống nhất (<strong>U</strong>niform <strong>R</strong>esource <strong>L</strong>ocator - URL) | :: Dịch: Mã định vị tài nguyên thống nhất (<strong>U</strong>niform <strong>R</strong>esource <strong>L</strong>ocator - URL) | ||
<div class="alert alert-warning" style="overflow:auto;"> | |||
''Trường hợp đặc biệt'':<br> | |||
"SAR" khi nhắc đến Hồng Công và Ma Cao<br> | |||
  Dịch: "Đặc khu hành chính"<br> | |||
  Giải thích: Chữ viết tắt "SAR" không phổ biến. | |||
</div> | |||
* Viết tắt tiếng Việt: [[KDE Localization/vi/styleguide/abbr | Bảng từ viết tắt]] | * Viết tắt tiếng Việt: [[KDE Localization/vi/styleguide/abbr | Bảng từ viết tắt]] | ||
Revision as of 03:23, 9 October 2020
Trang này liệt kê các quy cách chính tả mà chúng ta thống nhất tuân theo.
Đánh vần
- y và i: theo các quy ước đề ra tại https://ngonngu.net/quyuoc/4;
- Đáng chú ý nhất là ở mục 2.4, khi âm tiết có phụ âm đầu không phải /ʔ/ (tức là khi viết bắt đầu bằng phụ âm), có âm đệm /zero/ và âm chính /i/ (tức là âm chính /i/ mà phần sau phụ âm đầu không phải "uy"), thì dùng i. Việc này diễn ra với cả khi âm tiết có lẫn không có phụ âm cuối, nghĩa là các chữ hay dùng trong ngữ cảnh dịch sau đây cần dùng i thay vì y như thường thấy ở một số nơi: "kí", "kì", kĩ", "kỉ", "lí";
- Đặt dấu thanh điệu: theo các quy ước đề ra tại https://ngonngu.net/quyuoc/4. Thực ra hầu hết các bộ gõ hiện tại đều hỗ trợ việc lựa chọn giữa kiểu cũ ("òa", "úy"...) và kiểu mới ("oà", "uý"...). Chúng ta làm theo kiểu mới.
Viết hoa
Không cần viết hoa theo cách viết hoa của chuỗi nguồn, chỉ cần trong các trường hợp và ở các vị trí sau:
- Đầu chuỗi đích, nếu đầu chuỗi nguồn viết hoa;
- Tên riêng;
- Tên đầy đủ của các giấy phép phần mềm: viết hoa đầu mỗi từ.
- Ví dụ: GNU General Public License
- Dịch: Giấy phép Công cộng Tổng quát GNU
- Chú ý: Viết hoa đầu mỗi từ tiếng Việt chứ không phải viết hoa phần dịch tương ứng với những chỗ viết hoa trong chuỗi nguồn.
- Tên của một yếu tố hay thành phần nào đó, viết hoa đi kèm với dùng cặp ngoặc kép, hầu hết là với mục đích làm rõ nghĩa. Nếu nghĩa đủ rõ rồi thì không cần nữa. Cho đến hiện tại thì các yếu tố hay thành phần thường cần cân nhắc viết hoa là:
- phần bổ sung (addon),
- phần mở rộng (extension),
- phần cài cắm (plugin),
- dụng cụ (engine).
- Ví dụ: Version Control Plugin for File Views
- Dịch: Phần cài cắm "Quản lí phiên bản" cho khung xem tệp
- Giải thích: Viết hoa và dùng cặp ngoặc kép để làm rõ "Quản lí phiên bản" là tên của một "phần cài cắm".
Trường hợp đặc biệt:
"activity" với nghĩa là chức năng "Hoạt động" của Plasma
Dịch: Luôn viết hoa "Hoạt động"
Giải thích: để làm rõ nghĩa, tránh gây hiểu lầm với chữ "hoạt động" thông thường, cộng với việc đây là chức năng riêng có của Plasma.
Viết số
- Phân cách phần thập phân: dấu phẩy;
- Phân cách hàng nghìn: dấu chấm hoặc dấu cách. Không dùng cho số của năm lịch;
- Phân cách trong số phiên bản: dấu chấm;
- Dùng chữ số hay chữ cái để biểu thị số: TODO.
Viết tắt
- Không dịch các từ viết tắt (KDE, GNU, GPL, URL, v.v.). Nếu trong chuỗi nguồn có từ viết tắt đi kèm với phần giải nghĩa của nó thì dịch phần giải nghĩa đó rồi đặt từ viết tắt cùng phần giải nghĩa của nó vào vị trí thích hợp.
- Ví dụ: Uniform Resource Locator (URL)
- Dịch: Mã định vị tài nguyên thống nhất (Uniform Resource Locator - URL)
Trường hợp đặc biệt:
"SAR" khi nhắc đến Hồng Công và Ma Cao
Dịch: "Đặc khu hành chính"
Giải thích: Chữ viết tắt "SAR" không phổ biến.
- Viết tắt tiếng Việt: Bảng từ viết tắt
Viết đơn vị đo cùng tiền tố
Phiên âm phần tiền tố, viết đơn vị đo theo tiếng Việt.
Ví dụ: millisecond
- Dịch: mi-li giây
Dấu câu
- Dùng dấu nháy kép (dấu ngoặc kép ") và dấu nháy đơn (') giống như chuỗi nguồn.